Nhãn:

3 sai lầm thường gặp của người mới luyện nghe tiếng Anh

Thứ nhất, bạn nghe nhưng lại không hề biết rằng mình đang nghe cái gì. Điều này thường xuyên xảy ra, nhất là khi bạn mới học tiếng Anh hay tieng anh giao tiep nhưng học vốn từ vựng quá ít. Giả sử bạn nghe một từ (cụm từ, câu) nào đó lần đầu tiên, bạn không hề một ý tưởng hay khái niệm nào về cái mà bạn nghe được. Khi bạn nghe mà không hiểu từ mình nghe được nghĩa là gì, diễn tả hiện tượng hay hành động nào, thì cho dù bạn có nghe 100 lần, bạn cũng không hiểu từ đó.


Dĩ nhiên là, sẽ có bạn nói rằng “Tôi có thể suy đoán từ ngữ cảnh, từ những cái nghe được để hiểu nghĩa”, hoặc “Tôi có thể nhìn hình ảnh để đoán nghĩa” … Điều này hoàn toàn đúng với những bạn có khả năng tương đối. Còn nếu bạn nghe rất kém, nghe một đoạn audio 300 từ, không có video hay hình ảnh minh họa, hơn 60% từ vựng trong đó bạn mới nghe lần đầu… thì dù có nghe hoàn, nghe mãi, nghe đi nghe lại cả chục lần cũng khó mà hiểu được.



Thứ 2, bạn nghe một nội dung quá ít lần. Ví dụ, hôm nay bạn luyện nghe và nghe được 1 từ mới là “bản lĩnh”. Nhưng trong 3 tháng sau đó, bạn không nghe thấy từ “bản lĩnh” được nói thêm bất cứ lần nào nữa. Khi đó, nếu bạn nghe thấy từ “bản lĩnh”, bạn sẽ thấy quen quen nhưng không hiểu được “bản lĩnh” nghĩa là gì. Đó là vì bạn nghe 1 từ mới quá ít lần trong thời gian ngắn, nên bộ não  không ghi nhớ lâu được.

Thứ 3, bạn phát âm sai nên nghe không hiểu. Ví dụ, bạn biết cái tủ lạnh được viết là “cái tủ lanh”, thế nhưng bạn lại đọc là “cái hủ lạnh”. Khi đó, trong não bạn chỉ hình dung ra hình ảnh cái tủ lạnh khi nghe người khác nói “cái hủ lạnh”. Còn khi người khác nói “cái tủ lạnh” thì não bạn không hiểu người người ta đang nói cái gì, dẫn đến bạn không nghe được. Để nghe tốt và hiệu quả, khi nghe một bài nghe có nhiều từ mới, bạn hãy làm theo những hướng dẫn sau:

Đọc script trước khi nghe, bạn hãy chọn ra những câu từ chưa biết, chưa hiểu mà tra cứu cho rõ. Làm các bài luyện tập về từ vựng. Vừa nghe vừa nhìn script, chú ý những phần bạn nghe không được, chú ý cách phát âm (nhất là những từ mới hoặc từ bạn phát âm sai), chú ý giọng điệu của người nói… Và tiếp theo, bạn đóng script lại và chỉ nghe thôi. Khi nghe toàn bộ bài nghe từ đầu đến cuối, không ngắt quãng và nắm được hết các ý (90% nội dung audio. Không cần nghe rõ từng từ, mà chỉ cần nắm rõ các thông điệp chính là được).


Một số lưu ý khác khi luyện nghe tiếng anh

Nếu như bạn có sở thích nghe về chủ đề nào đó, hãy nghe nhiều bài nghe, nhiều nội dung khác nhau về cùng chủ đề đó. Nếu bạn từng nghe 4 bài nghe khác nhau nói về chủ đề “Đi chơi cuối tuần”, chắc chắc ở bài nghe thứ 5, bạn sẽ nghe dễ dàng và hiểu nhiều hơn.

 Chắc chắn rằng khi luyện nghe ở radio bạn sẽ thấy nhàm chán hơn khi nghe bằng video clip. Bởi vì bạn có thể xem hình ảnh để hình dung bài nghr đang nói về cái gì. Hình ảnh kết hợp âm thanh cũng giúp khả năng ghi nhớ tốt hơn.

Hãy chú ý luyện phát âm và tập nói theo đúng ngữ điệu những gì bạn nghe được. Điều này có 2 cái lợi. Thứ nhất, bạn phát âm đúng thì nghe cũng chính xác, rõ ràng hơn. Thứ hai, nói lại những gì bạn đã nghe giúp bạn nhớ lâu hơn.

Với phương pháp này, từ vựng của bạn sẽ tăng nhanh chóng, không những khả năng nghe của bạn được cải thiện mà khả năng phát âm, nói của bạn có được tiến bộ. Dĩ nhiên, phương pháp này sẽ không giúp bạn nghe tiếng anh giỏi nếu bạn không kiên trì áp dụng nó để đạt được kết quả mong muốn. Nếu trong một tháng liên tục bạn áp dụng nó, chắc chắn bạn sẽ thấy mình có nhiều tiến bộ.
Nguồn: Tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 

Học tiếng anh giao tiếp

Tổng số lượt xem trang

Translate