Mỗi khi bạn luyện nghe tiếng anh hay tiếng anh giao tiếp thì bạn đều cần phải có một tâm lý thật thoải mái, bạn không nên căng thẳng và hãy thực hiện theo 3 giai đọan dưới đây thì bạn sẽ hoàn thành bài nghe tiếng Anh một cách dễ dàng.
Xem thêm:
TRƯỚC KHI NGHE:
Nếu được
lựa chọn chủ đề, hãy chọn những mảng mà bạn yêu thích, (ví dụ “nghề nghiệp”,
“giáo dục”, “nghệ thuật”…) và học trước từ vựng theo chủ đề đó. Điều này giúp bạn
không gặp trở ngại khi trong bài nghe có những từ thuộc chủ đề mà bạn không biết.
Bên cạnh việc học nghĩa của từ, việc chuẩn bị kĩ càng về cách
phát âm cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng, Bạn hãy đảm bảo chắc chắn là
mình biết cách phát âm đúng những từ đã chuẩn bị để khi nghe được chính xác
nhé.
Mục tiêu mà bạn cần đặt ra và đạt được là: từ vựng cần thiết
đầy đủ đi đôi với cách phát âm chuẩn xác.
TRONG KHI NGHE:
Tập trung cao độ, cố gắng không để bị ảnh hưởng
bởi những tác nhân xung quanh như: tiếng ồn, các luồng suy nghĩ khác hay cảm
giác khó chịu đến từ bên ngoài, v.v.. nhưng đồng thời, bạn cũng phải thư giãn
và thả lỏng, tạo cảm giác dễ chịu để lắng nghe được tỉnh táo hơn.
Không nên đặt mục tiêu nghe và hiểu được tất cả những gì xuất
hiện trương bài nghe. Chỉ chú ý những từ khóa trong bài. Thông thường những từ
khóa này tồn tại dưới dạng: danh từ, động từ chính và đôi khi là cả tính từ nữa,
và thông thường sẽ được người nói nhấn (phát âm rõ, to, lên cao giọng) để gây
chú ý cho người nghe
Không nên dịch sang tiếng Việt những gì bạn nghe được, điều
đó chỉ càng cản trở và làm mất thời gian của bạn mà thôi.
Bên cạnh việc để ý đến những từ khóa xuất hiện trong bài
nghe, hãy tập trung tìm ra ý chính của cả bài, cho dù đó là 1 bài đọc, 1 bài giảng,
1 đoạn hội thoại hay 1 cuộc phỏng vấn. Một tiết lộ nho nhỏ là trong khi nghe, nếu
bình tĩnh để ý thì bạn sẽ thấy rằng các ý chính luôn luôn được người nói lặp lại,
có thể 2, 3 lần hoặc thậm chí nhiều hơn.
Dựa vào văn cảnh để đoán nghĩa của từ có thể giúp ích rất nhiều
cho bạn. Giả sử như có 1 từ mới trong khi nghe một câu khiến bạn không hiểu, dẫn
tới cả câu nghe đó của bạn bị ảnh hưởng thì cũng đừng lo. Hãy dựa vào văn cảnh
xung quanh để đoán ra nghĩa của từ mới đó. Ví dụ như trong câu: “I live in a
place where sanitation is really poor” có từ “sanitation” khiến bạn không hiểu,
nhưng bạn hoàn toàn có thể căn cứ vào những câu trước, sau và xung quanh để
đoán ra nghĩa của từ này. (Ví dụ: “I live in a place where sanitation is really
poor. We never stop worrying if things we eat, drink, use everyday are clean
enough” Nghe đến đây bạn hoàn toàn có thể đoán được sanitation mang nghĩa nào
đó gần như là vệ sinh, sạch sẽ…).
Một điều giúp ích nữa là thông thường:
Những từ mới với bạn nhưng có thể không mới với nhiều người
khác – hay nói cách khác là những từ thuộc nhóm từ vựng phổ biến nhưng bạn chỉ
chưa kịp cập nhật – sẽ rất dễ đoán nghĩa.
Những từ chuyên ngành, đa phần đều mới mẻ với phần đông mọi
người, sẽ được giải thích ở ngay phía trước hoặc phía sau nó.
SAU KHI NGHE:
Ôn lại những kiến thức thu lượm được trong bài,
tổng hợp từ và cấu trúc mới, những hiện tượng ngữ pháp cản trở bạn khi nghe bài
đó.
Bạn cũng có thể luyện nghe chính tả hàng ngày như một cách để
tập nghe sâu và đi vào chi tiết (intensive listening), nhằm gia tăng vốn từ mới
cũng như phản xạ taking notes.
Nguồn: tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét